Tập tính Rắn_hổ_mang_rừng_rậm

Rắn hổ mang rừng rậm là loài rắn nhanh nhẹn, hoạt động ban ngày; rắn leo trèo giỏi và là một trong những loài sống dưới nước nhiều nhất thuộc chi rắn hổ mang thật sự, chi Naja.[6] Rắn sống trên cạn, nhưng leo trèo nhanh, khéo léo, có thể leo lên cây cao 10 mét (33 foot) hoặc hơn thế nữa. Di chuyển nhanh và cảnh giác. Rắn bơi lội giỏi, bắt nước dễ dàng; tại vài nơi thức ăn chủ yếu là cá và được xem xét là loài bán thủy sinh. Mặc dù hoạt động chủ yếu suốt ngày (ban ngày) ở khu vực vắng người sinh sống, rắn cũng có thể hoạt động buổi tối (ban đêm), nơi rắn trườn vào khu vực đô thị. Khi không hoạt động, rắn vùi lấp trong các hốc lỗ, cọc bụi cây, thân gỗ rỗng, giữa các cụm rễ hoặc trong khe đá, hoặc trong ụ mối bỏ hoang tại bìa rừng hay chỗ sạch sẽ. Tại khu vực nhất định, rắn ẩn nấp dọc theo bờ sông, trong chùm rễ cây nhô ra hoặc lỗ chim, tại khu vực đô thị rắn sẽ ẩn nấp trong đống rác hoặc nhà hoang. Khi bị kích động, rắn nâng cơ thể lên đến chiều cao đáng kể và bành rộng phần mang cổ dài, hẹp. Rắn hổ mang có thể tấn công nhanh chóng, với khoảng cách khá dài. Nếu bị quấy nhiễu hoặc dồn ép, rắn đẩy cơ thể về phía trước, quyết thực hiện nỗ lực cắn cho bằng được. Đây là một loài rắn hổ mang cảnh giác và nhanh nhẹn.[25] Một số chuyên gia tin rằng chúng là một trong những loài rắn nguy hiểm nhất châu Phi; nhiều con rắn hổ mang rừng rậm giữ nuôi nhốt, được mô tả rằng đặc biệt hung hăng khi bị cầm lên.[6][7] Loài rắn này không thể "phun" nọc độc.[20]

Chế độ ăn

Rắn hổ mang rừng rậm có khẩu phần con mồi khá đa dạng,[3] bao gồm lưỡng cư, , những loài rắn khác, kỳ đà và những loài thằn lằn khác, trứng chim, gặm nhấm cùng vài loài hữu nhũ nhỏ. Từng ghi nhận rằng rắn hổ mang ăn cả cá thòi lòi. Tại tây châu Phi, một mẫu vật đã ăn cả chuột chù khổng lồ Gifford, một loài ăn sâu bọ có mùi rất độc hại, hầu hết những loài rắn khác không chạm vào loài chuột chù này.[25]

Sinh sản

1 con rắn hổ mang rừng rậm còn nhỏ

Đây là loài đẻ trứng.[6] Vào mùa hè, rắn cái đẻ khoảng giữa 11 đến 26 trứng trắng mịn, mỗi trứng khoảng 30 đến 60 milimét (1,2 đến 2,4 inch). Số trứng dính lại với nhau thành một bó.[20] Những quả trứng được đặt trong thân cây rỗng, ụ mối, hốc lỗ trên mặt đất hoặc rắn cái sẽ làm tổ. Trước khi giao phối, cặp rắn sẽ "nhảy múa", nâng đầu lên cao khoảng một bàn chân hoặc cao hơn khỏi mặt đất và di chuyển tới lui. Hành động này có thể tiếp diễn trong một giờ trước khi giao phối diễn ra, khi rắn đực ép lỗ huyệt của mình (lỗ buồng vào trong cơ quan sinh sản, tiết niệu, và ống ruột rỗng) tỳ vào rắn cái. Rắn hổ mang rừng cái có thể đứng lên tự vệ, dễ bị kích thích và hung hăng trong thời kỳ sinh sản. Rắn hổ mang cái rất có khả năng tấn công mà không có hành động khiêu khích, hậu quả là gây tử vong cho người qua đường vì nếu chiếc tổ rắn gần đường mòn.[5] Rắn non được sinh ra hoàn toàn độc lập và thường dài khoảng 22 đến 25 xentimét (8,7 đến 9,8 inch).[18] Mặc dù vài nguồn tin khẳng định rằng rắn con có thể đo được lên đến 47 xentimét (19 inch).[20] Thời hạn ấp trứng từ 55 đến 70 ngày (hoặc trên 80 ngày trong một nghiên cứu nuôi nhốt[28]) tại khoảng nhiệt độ 27–30 °C (81–86 °F). Rắn hổ mang rừng rậm được biết có tuổi thọ dài. Một mẫu vật nuôi nhốt sống đến 28 năm, đó là kỷ lục về con rắn độc sống lâu nhất trong điều kiện nuôi nhốt.[27] Một mẫu vật khác trong vườn thú Melbourne tại Australia đạt đến tuổi 35 vào ngày 1 tháng 9 năm 2014.[29]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Rắn_hổ_mang_rừng_rậm http://www.zoo.org.au/news/rare-reptile-raches-mil... http://www.mapress.com/zootaxa/2009/f/zt02236p036.... http://www.merriam-webster.com/medical/leuc- http://www.merriam-webster.com/medical/melano http://www.rfadventures.com/Forest%20Cobra.htm http://www.thefreedictionary.com/naja http://www.toxinology.com/fusebox.cfm?fuseaction=m... http://www.venomdoc.com/LD50/LD50men.html http://www.venomsupplies.com/assets/published-pape... http://citeseerx.ist.psu.edu/viewdoc/download?doi=...